Vượt qua thách thức, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác cán bộ | Thực hiện Nghị định mới (nhiệm kỳ 2011-2016) của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc (UBDT) sẽ đặt ra yêu cầu bổ sung, sắp xếp cán bộ và tổ chức bộ máy; hơn nữa, trong điều kiện khó khăn nhiều hơn thuận lợi thì chắc chắn không thể tránh khỏi những băn khoăn, trăn trở trong cán bộ, công chức. |
Ông Phạm Thế Duyệt: Vì đại nghĩa của dân tộc | Nhân dịp 37 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2012), ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam đã tâm sự về kỷ niệm và suy nghĩ của ông về những ngày tháng Tư lịch sử. |
Ban Cán sự Đảng-Đảng ủy Cơ quan UBDT quán triệt NQ TW 4 (khóa XI): Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan | “Việc tham gia góp ý, lắng nghe ý kiến góp ý sẽ giúp chúng ta trưởng thành lên. Góp ý với nhau tức là chúng ta giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, chỉ cho nhau thấy được hạn chế mà chúng ta không nhìn thấy được, từ đó chúng ta có thể khắc phục những vấn đề hạn chế, khi những vấn đề đó chưa thật sự nghiêm trọng để trở thành khuyết điểm. Do đó, các vụ, đơn vị, cá nhân cần phải góp ý kiến cho nhau” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Giàng Seo Phử quán triệt. |
Xây dựng chính sách dân tộc trong giai đoạn mới: Cần nhìn nhận một cách đa chiều, đa lĩnh vực | “Đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án cho vùng dân tộc, miền núi không thể nhìn ở bề nổi, hay ở mặt thành tích qua “đong đếm”, mà phải nhìn hiệu quả ở góc độ đa chiều, từ những vấn đề liên quan nhỏ nhất tác động, ảnh hưởng trực tiếp hay mang lại hiệu quả bền vững. Có như vậy, mới có thể tiếp tục xây dựng được những chính sách phù hợp, thực tế hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào”. |
“Đồng bào mình còn nghèo, còn khổ thì mình còn phải đi thôi…” | Tôi biết ông từ dạo ông còn làm Chủ tịch huyện Văn Chấn. Tuy nhiên, mãi sau này khi ông chuyển về công tác tại Ban Dân tộc tỉnh, do đặc thù công việc cùng ngành dọc, tôi mới có nhiều dịp tiếp xúc và hiểu hơn về con người ông. Người chưa quen thì bảo ông ít nói, khó gần, còn bà con dân tộc thường xuyên tiếp xúc với ông thì ông luôn tay bắt mặt mừng, hỏi han đủ điều... |
Sóc Trăng: Hiệu quả của những nguồn vốn hỗ trợ vùng DTTS | Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất khu vực Tây Nam bộ. Đại đa số người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn. Những năm qua, nguồn vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước đã tạo nên “cú hích”, làm thay đổi diện mạo những miền quê nghèo ở địa phương này. |
An toàn giao thông miền núi: Hướng tới giải pháp đặc thù, cụ thể | Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia khẳng định: “Để giải quyết tình trạng tai nạn giao thông (TNGT) hiện nay, nếu chờ một giải pháp hoàn hảo, chung nhất sẽ không thể đạt được mục đích. Chúng ta phải hướng tới những giải pháp đặc thù, cụ thể hơn đối với từng khu vực, địa bàn...”. |
Đổi thay vùng căn cứ cách mạng | Kon Pne là xã xa nhất tỉnh Gia Lai, cách TP. Pleiku khoảng 200km. Dân cư nơi đây đa phần là người Băhnar (gần 99%) và là vùng căn cứ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đã một thời, Kon Pne được xem là “ốc đảo” giữa đại ngàn Trường Sơn. Nay đường vào Kon Pne đã thông tuyến, điện thắp sáng từng nóc nhà, cuộc sống của người dân đang thay đổi từng ngày. |
Mạch ngầm quật khởi | Những ngày tháng Tư lịch sử, trong không khí cả nước hướng về ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi đã có dịp về mảnh đất phương Nam, thăm “vùng đất thép” địa đạo Củ Chi. Mảnh đất xưa chìm trong màu xám của lửa đạn chiến tranh, nay yên bình trong màu xanh của cỏ cây, hoa lá, tiếng hót của chim muông. Chiến tranh đã qua đi nhưng dấu xưa để lại luôn là minh chứng cho cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm gian khổ, ác liệt mà hào hùng của quân và dân miền Nam. |
|
|
|
|
|
|
|
Số người truy cập: 62,229,030
|
|
|