I. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN
1. Khái quát điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Tỉnh Vĩnh Long nằm ở toạ độ địa lý 10,150 vĩ độ Bắc, 105,580 kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.847 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.475,19 km2, chiếm 0,45% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 1A (44 km), quốc lộ 53 (40 km), quốc lộ 54 (55 km) và quốc lộ 57 (8 km). Hệ thống sông ngòi chính của tỉnh gồm sông Tiền Giang và sông Hậu Giang, ở giữa là con sông Mang Thít nối liền tạo thành các lợi thế cho phát triển về kinh tế nông nghiệp.
Ðịa hình: 100% diện tích tự nhiên của tỉnh là vùng đồng bằng, với độ cao nhất cao 1,25m, điểm thấp nhất cao 0,5 với độ cao trung bình là 0,75m so với mặt nước biển. Toàn tỉnh được phân thành 3 dạng địa hình chính: Vùng có cao trình từ 1 - 1,25m, phân bố ở các xã ven tuyến sông Tiền và sông Hậu; vùng có cao trình từ 0,75 - < 1m, phân bổ ở các xã có cự ly tối đa 10 km ven tuyến sông Tiền và sông Hậu; vùng có độ cao trình từ 0,5 - < 0,75m phân bổ ở các xã vùng giữa tỉnh.
Khí hậu: Mưa, bão tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Mặc dù tỉnh nằm ngoài vùng quy hoạch kiểm soát lũ, song hàng năm thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 vẫn bị ảnh hưởng ngập lụt, nơi bị ngập sâu nhất từ 60 - 90cm, nơi ngập nông nhất từ 30 - 50cm. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.398 mm, số ngày mưa bình quân hàng năm 115 ngày. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 0C đến 27,5 0C. Hàng năm có số giờ nắng từ 2.550 - 2.700 giờ/năm, độ ẩm không khí bình quân 79,8%.
2. Dân số - Dân tộc
Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Vĩnh Long có 1.014.191 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh là 789.042 người, chiếm 78,08% dân số chung, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 2,62%.
Trên địa bàn tỉnh có 11 dân tộc, đông nhất là dân tộc Chăm có 22.350 người, chiếm 2,18%; dân tộc Hoa có 6.404 người, chiếm 0,58%; các dân tộc thiểu số khác như: Dân tộc Mường có 25 người, dân tộc Thái có 22 người; dân tộc Mông có 01 người; dân tộc Thổ có 6 người; dân tộc Tày có 43 người; dân tộc Nùng có 12 người; dân tộc Dao có 12 người; dân tộc Ê-đê có 1 người; các dân tộc khác khoảng 215 người, chiếm 0,02%.
Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả các xã trong tỉnh, số người biết chữ trong độ tuổi đạt 98%. Năm học 2001-2002 toàn tỉnh có số học sinh phổ thông các cấp có là 222.000 em, trong đó có 4.832 em là học sinh bậc phổ thông là người dân tộc, chiếm 2,18%; mẫu giáo là 19.038 em, trong đó có 269 cháu dân tộc, chiếm 1,5%. Số giáo viên phổ thông toàn tỉnh có 7.580 người, trong đó có 79 người là dân tộc thiểu số, chiếm 1,04%; Số thày thuốc toàn tỉnh có 1.458 người, bình quân y bác sĩ trên 1 vạn dân là 3,16 người.
3. Tài nguyên thiên nhiên
3.1. Tài nguyên đất
Tỉnh Vĩnh Long có 147.520 ha đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 119.659 ha, chiếm 81,11%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 0, chiếm 0%; diện tích đất chuyên dùng là 7.492 ha, chiếm 5,07%; diện tích đất ở là 4.421 ha, chiếm 3%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 15.948 ha, chiếm 10,8%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 80.401 ha, chiếm 67,19%, trong đó có 89% là diện tích gieo trồng lúa 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 37.107 ha, chiếm 31%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 524 ha, chiếm 0,43%.
3.2. Tài nguyên nước
Phần lớn ranh giới Vĩnh Long với các tỉnh khác được bao bọc bởi sông Hậu Giang và sông Tiền Giang nên có nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm (sông Tiền tại Mỹ Thuận: Lưu lượng mùa kiệt từ 563 - 1.900m3/s và mùa lũ từ 10.406 - 16.300m3/s; sông Hậu: Bình quân lưu lượng mùa kiệt từ 1.180 -1.576m3/s và mùa lũ là 21.5003/s. Mùa lũ nước sông đem theo phù sa (tháng 8 - 10), trung bình từ 0,25 - 0,31kg/m3 có thể kéo sâu vào nội đồng từ 15 - 25km thuận lợi cho nhân dân trồng các loại cây hoa màu và nuôi trồng thuỷ sản.
4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002
4.1. Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh hiện có 1.599 km đường giao thông. Trong đó: Ðường do Trung ương quản lý dài 151 km, chiếm 9,4%; đường do tỉnh quản lý dài 1.021km, chiếm 63,8%; đường do huyện và xã quản lý dài 427 km, chiếm 26,7%. Chất lượng đường bộ: Ðường cấp phối, đường đá dăm chiếm 13%, đường nhựa chỉ chiếm 73%, còn lại là đường đất. 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm.
4.2. Mạng lưới bưu chính viễn thông: 100% các xã đều có bưu cục và dịch vụ văn hoá; số máy điện thoại toàn tỉnh có 25.391 cái, bình quân 100 dân có 2,5 máy.
4.3. Mạng lưới điện quốc gia: Toàn tỉnh có 1.279 km đường dây trung thế, 3.255 km đường dây hạ thế và hạ trạm 46.691 KVA; 100% số xã, phường, thị trấn có điện, 86% số hộ có điện phục vụ đời sống và sản xuất.
5. Kinh tế - Xã hội năm 2002
Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 310 USD/người/năm.
Tóm tắt cơ cấu ngành:
+ Công nghiệp - XDCB: 13,19%.
+ Nông-lâm-ngư nghiệp: 56,59%.
+ Thương mại - dịch vụ: 30,22%.
Một số sản phẩm chủ yếu trong công nghiệp: Gạch, đồ gốm, dược phẩm..., trong nông nghiệp: Lúa, trái cây ăn quả....
II. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
1. Kết quả phân định 3 khu vực
Huyện Vũng Liêm:
- Khu vực I: Thị trấn Vũng Liêm.
- Khu vực II: Xã Trung Thành, Trung Hiếu.
Huyện Tam Bình:
Khu vực III: Xã Loan Mỹ.
Huyện Trà Ôn:
- Khu vực II: Xã Thiện Mỹ.
- Khu vực III: Xã Hữu Thành.
Huyện Bình Minh:
- Khu vực I: Xã Thuận An.
- Khu vực II: Xã Ðông Bình.
- Khu vực III: Xã Ðông Thành.
2. Danh sách các xã thuộc Chương trình 135
- Huyện Tam Bình: Xã ATK: Loan Mỹ.
- Huyện Trà Ôn: Xã ATK: Trà Côn, Tân Mỹ.
III. QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH DÀI HẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Tóm tắt quy hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010
1.1. Quan điểm phát triển
Xuất phát từ quan điểm xây dựng hệ thống kinh tế mở. Vĩnh Long định hướng việc phát triển kinh tế của tỉnh gắn với việc phát triển kinh tế của khu vực và cả nước. Ðồng thời tranh thủ mở rộng hợp tác, trao đổi buôn bán với các nước bên ngoài. Nhằm huy động mọi tiềm năng và nguồn nhân lực trong tỉnh để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu so với các tỉnh khác trong vùng. Tỉnh chủ trương từ năm 1996 đến năm 2010 từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng XHCN; tạo sự ổn định, nâng cao vai trò vị trí của thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu công bằng xã hội, từng bước nâng cao mức sống và trình độ dân trí. Coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là động lực cho việc phát triển kinh tế trong những năm tới.
1.2. Các mục tiêu cụ thể
- Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân tăng 13 - 13,5%.
- GDP bình quân đầu người tăng 3 lần so với năm 2000.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân trên 5,0%.
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng 19%.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD.
- Tỷ lệ huy động vào ngân sách: 20% trên GDP.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2010. Trong đó: Khu vực sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 25%; khu vực sản xuất công nghiệp - xây dựng chiếm 28%; khu vực dịch vụ chiếm 47%.
2. Tóm tắt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005
- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GÐP) tốc độ tăng bình quân năm từ 8- 9%.
- Giá trị sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp bình quân hàng năm tăng: 4- 5%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm từ 16- 18%.
- Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm từ 12- 14%.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm trên 12- 14%.
- Tỷ lệ thu ngân sách so với GÐP (giá hiện hành) trong 5 năm đạt 8- 10%.
- Cơ cấu nông nghiệp- thuỷ sản, công nghiệp- xây dựng trong GÐP đến năm 2005 đạt 52- 15- 33% (giá hiện hành).
- Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS; tỷ lệ huy động trẻ đến tuổi vào lớp đạt 98%, học sinh vào lớp 6 đạt trên 95%. |